Sở GTVT Hải Phòng vừa ra thông báo về
việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu xe ô tô và gắn định vị xe tải
theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Bài viết liên quan:
Nội dung trọng tâm của công văn số
2277/SGTVT-QLVT hướng dẫn các đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực
tiếp phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị
giám sát hành trình. Cụ thể, công văn nêu rõ:
Sở GTVT Hải Phòng vừa có công văn hướng dẫn gắn phù hiệu và lắp định vị xe tải. (Ảnh minh họa) |
- Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều
3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định: Kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên
đường bộ nhằm mục đích sinh lời, bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp
và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Trong đó, kinh doanh vận tải
không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó
đơn vị kinh doanh vận tải vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất
một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch
vụ và thu cước vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị
định số 86/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải
“Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển
hành khách, vận tải hành khách nội bộ, lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh
vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp giấy phép kinh doanh”.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50
Thông tư 63/2014/TT-Bộ GTVT ngày 7/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về
tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ: Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau
đây:
+ Sử dụng phương tiện để vận chuyển
hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển
hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
+ Sử dụng phương tiện để vận chuyển
hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường
bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ;
vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện
giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.
+ Có từ 05 xe trở lên.
+ Sử dụng phương tiện có khối lượng
hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển
hàng hóa.
Tổng hợp từ những quy định trên thì đơn
vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng
hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa
và có số lượng dưới 05 xe, không vận chuyển hàng hóa theo danh mục nêu trên thì
không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, dán
phù hiệu xe tải và gắn thiết bị giám sát hành trình.
Tuy nhiên trên thực tế, các xe tải chở
hàng hóa khi lưu thông trên đường sẽ gặp khó khăn khi chứng minh mình có thuộc
nhóm xe không phải gắn định vị và dán phù hiệu hay không. Trong trường hợp này,
chủ xe cần trang bị giấy vận tải để tài xế thuận tiện khi lưu thông. Khi lực lượng
chức năng yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài xế cần có các giấy tờ theo quy định tại
khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ và Giấy vận tải (mẫu theo quy định tại
phụ lục 28 Thông tư số 63/2014/TT-Bộ GTVT, tại Giấy vận tải đơn vị ghi thêm
thông tin về số lượng xe của đơn vị và thuộc đối tượng không phải cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải, phù hiệu cho phương tiện). Các giấy tờ này sẽ là cơ sở để lực
lượng chức năng xác định được là đơn vị chỉ vận chuyển hàng hóa nội bộ.
Các chủ kinh doanh vận tải tại Hải
Phòng cần nắm rõ về quy định trên để lắp đặt phù hiệu và thiết bị giám sát hành
trình đúng chuẩn, đảm bảo xe chạy đúng luật, thuận lợi cho việc kinh doanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét